TheưalũmiềnTrungSạtlởtrêndiệnrộngnhiềunơingậplụtchiacắbàn chân bẹto ghi nhận của PV Thanh Niên, mưa lớn những ngày qua đã gây sạt lở, hư hỏng và ngập cục bộ nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, tuyến đường xã, huyện, tỉnh của Quảng Nam. Mặt đường các tuyến QL 14D và 40B hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều ổ gà, sình lún khiến xe cộ đi lại khó khăn. Đối với các tuyến đường tỉnh, hiện ĐT606 vẫn còn tắc tại Km 60+700 do sạt lở taluy dương (thuộc địa phận xã A Xan, H.Tây Giang). Các tuyến ĐT613B (đoạn qua xã Tam Hòa, H.Núi Thành) và ĐT615 (đoạn qua xã Tam Đàn, Phú Ninh và xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ) vẫn còn ngập sâu.
Ngoài ra, mưa lớn kéo dài cũng khiến tuyến đường ĐH4 tại H.Tây Giang sạt lở 9 điểm; tại H.Đông Giang tuyến đường DDH.ĐG bị ngập sâu, ĐH3.ĐG ngầm cuối tuyến bị sạt lở và các đường xã Cà Dăng, Sông Kôn (H.Đông Giang) cũng sạt lở. Đặc biệt, sạt lở gây hư hỏng 2 nhà dân ở xã Tà Lu (H.Đông Giang). Riêng cây trồng thì ngập, hư hại 211,3 ha lúa nước, hoa màu; diện tích đất nông nghiệp ở H.Quế Sơn bị bồi lấp 4.000 m. Để đảm bảo an toàn cho người dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao, tỉnh Quảng Nam đã di dời, sơ tán xen ghép và tập trung gần 450 người.
Mưa lớn cũng khiến điểm trường Tăk Cui (thôn 5, xã Trà Cang, H.Nam Trà My, Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng vào tối 17.10.
Cũng trong ngày 18.10, mưa lớn đã làm hầu hết các sông lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vượt mức báo động 1, có sông xấp xỉ báo động 2 (các sông Hiếu, Bến Hải, Thạch Hãn vượt báo động 1; sông Ô Lâu vượt báo động 2), toàn tỉnh xuất hiện nhiều điểm ngập lụt… Một số điểm tại các tuyến đường, ngầm tràn bị chia cắt giao thông tạm thời. Hàng ngàn học sinh ở Quảng Trị phải nghỉ học. Tại H.Hải Lăng đã có 18 điểm trường ở các xã Hải Phong, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Lâm, Hải Trường cho 3.240 học sinh nghỉ học. Mưa lớn cũng làm ngập lụt ngầm tràn đi vào thôn Khe Me và Sông Ngân, xã Linh Trường (H.Gio Linh).
Trong khi đó tại Quảng Bình, mưa lớn nhiều ngày, nước lũ tràn về đã làm trên 20 thôn bản bị cô lập. Đặc biệt, khu vực Hung Trâu dẫn vào 3 bản Mò O Ồ Ồ, Ón, Yên Hợp, xã Thượng Hóa, H.Minh Hóa vẫn đang ngập sâu 1,5 m với chiều dài 400 m. Để ứng phó lâu dài trước tình hình mưa lũ diễn biến khó lường, người dân ở các địa phương đã chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm khô để sử dụng, đề phòng mưa lớn gây ngập lụt chia cắt, cô lập dài ngày. Ông Hoàng Thanh Bình, Phó trưởng phòng LĐ-TB-XH H.Minh Hóa, cho biết địa phương đã vận chuyển 3 tấn gạo cho vùng đồng bào Rục thuộc các bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa và 3 tấn gạo cho bà con dân tộc các bản khu vực biên giới xã Trọng Hóa.
Từ sáng sớm 18.10, mưa lớn trở lại đã khiến nhiều nơi tại Thừa Thiên - Huế ngập lụt, một số đoạn trên tuyến QL 4 (H.Quảng Điền) bị ngập sâu, QL 49B sạt lở... khiến giao thông bị tê liệt. Theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, lúc 13 giờ cùng ngày, sông Bồ, sông Hương, sông Ô Lâu, sông Truồi đã đạt đỉnh lũ. Từ chiều 18.10, học sinh toàn tỉnh được nghỉ học để đảm bảo an toàn. Theo dự báo, mưa lớn tại Thừa Thiên-Huế kéo dài từ đêm 18.10 đến sáng 19.10. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100 - 200 mm, có nơi trên 300 mm.